avatar
Nguyễn Kim Thảo
30/05/2023
Tạo ra thì cũng phải hủy được nó, chứ không thì loạn mất
MeeySharemeeyland.com
Sáng tạo phá hủy là gì? Đặc điểm của sáng tạo phá hủy
Phá hủy mang tính sáng tạo là tiền đề cho ra đời những sự cách tân mới mẻ của doanh nghiệp, giúp đơn vị hoạt động một cách hiệu quả hơn. Vậy sáng tạo phá hủy là gì?

Khái niệm sáng tạo phá hủy là gì?

Sáng tạo phá hủy là gì có lẽ là một khái niệm không nhiều người nắm rõ. Vòng xoáy sáng tạo sẽ liên tục hình thành nên những ý tưởng, phát kiến, phát minh mới và nghiền nát những thứ đã cũ, lỗi thời trên đường đi của nó. Nền công nghiệp ô tô khi ra đời đã dẫn đến sự tiêu vong của một thế giới đã từng bị những chiếc xe ngựa thô sơ chiếm lĩnh.

Sự ra đời của thiết bị máy tính cá nhân nhỏ gọn đã trở thành tiếng chuông gióng lên cho sự cáo chung của những chiếc máy tính có kích thước khổng lồ, cồng kềnh và thô kệch.

Sự xuất hiện của những chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đã đưa những chiếc máy ảnh phim một thời ngự trị ở trên đỉnh cao của thế giới trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20 vào bảo tàng lịch sử của các phát minh vĩ đại nhất của nhân loại.

Phát kiến về công nghệ nghe nhạc mới, hiện đại với trung tâm là những chiếc điện thoại di động thông minh và iPod đã tiễn đưa người khổng lồ Walkman của thương hiệu điện tử Sony và công nghệ băng, đĩa CD đi về dĩ vãng. Đó là những sáng tạo phá hủy.

(Theo "Cẩm nang Chuyển đổi số" - Bộ Thông tin & Truyền thông)

Sự hủy diệt mang tính sáng tạo là việc phá bỏ đi những hoạt động thường lệ đã có mặt và tồn tại từ lâu để dẫn lối, mở đường cho sự phát triển, đổi mới. Thuật ngữ sáng tạo phá hủy được đưa ra bởi một nhà kinh tế học Áo là ông Joseph Schumpeter vào thời điểm năm 1942.

Thuật ngữ này thường được sử dụng để miêu tả những sự đổi mới, cải tiến ở trong quy trình sản xuất từ đó có thể làm tăng tối đa về năng suất, nhưng thuật ngữ này cũng được sử dụng ở trong nhiều bối cảnh khác.

Sáng tạo phá hủy mang đến những phát kiến khoa học mới

Những nhà kinh tế học sử dụng thuật ngữ sáng tạo phá hủy để thể hiện cụ thể rõ ràng bản chất thiết yếu của chủ nghĩa tư bản như là một động lực để không ngừng hướng đến sự phát triển, tiến bộ.

Lý thuyết về sự hủy diệt có tính sáng tạo cho rằng những giả định và những dàn xếp tồn tại từ lâu đời cần phải bị phá hủy hết để từ đó giải phóng tài nguyên và nguồn năng lượng mạnh mẽ để nhằm phục vụ cho sự đổi mới.

Lý thuyết về sự sáng tạo phá hủy coi nền kinh tế là một quá trình hữu cơ và tính chất rất năng động, trong đó trạng thái cân bằng sẽ không phải mục tiêu quan trọng cuối cùng của những quá trình thị trường. Những động lực trong thị trường liên tục được hình thành hoặc sẽ được thay thế bởi những sự đổi mới toàn diện và cạnh tranh.

Quá trình sáng tạo phá hủy khi được thực thi chắc chắn sẽ tạo ra những người chiến thắng và cả những kẻ thua cuộc, bại trận. Những doanh nhân và những công nhân ở trong những ngành nghề công nghệ mới sẽ tạo nên sự mất cân bằng và tạo ra các cơ hội lợi nhuận mới. Các nhà sản xuất và công nhân gắn với công nghệ cũ hơn sẽ bị bỏ lại. Những nhà sản xuất và các công nhân vốn gắn liền công việc của mình theo phương pháp cũ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Đặc điểm của sự sáng tạo phá hủy

Về cơ bản lý thuyết sáng tạo phá hủy cho rằng những sắp xếp và các giả định lâu đời cần phải bị phá hủy để có thể giải phóng ra được nguồn lực và năng lượng triển khai cho sự đổi mới. Đối với Joseph Schumpeter - cha để của thuật ngữ sáng tạo phá hủy, cho rằng quá trình phát triển kinh tế là một kết quả tự nhiên của những lực tồn tại ở bên trong thị trường và được tạo nên bởi những cơ hội tìm kiếm về lợi nhuận.

Thuyết hủy diệt sáng tạo đánh giá kinh tế học như là một quá trình hữu cơ và năng động. Điều này trái ngược hoàn toàn với những mô hình toán học tĩnh của lý thuyết kinh tế học truyền thống của đại học Cambridge. Sự cân bằng giờ đây đã không còn được coi như là mục tiêu cuối cùng của những quá trình thị trường. Thay vào đó, rất nhiều những động lực biến động, đổi mới sẽ liên tục được định hình trở lại hoặc là được thay thế bằng chính những sự đổi mới và sự cạnh tranh khốc liệt.

Sáng tạo phá hủy là một phần tất yếu của quá trình chuyển đổi số

Khi mô tả về sự phá hủy sáng tạo, Schumpeter không hoàn toàn tán thành nó. Trên thực tế, ông đã từng chê bai giai cấp tư sản vì đã “liên tục cách mạng hóa sản xuất [và] không ngừng làm xáo trộn mọi điều kiện của xã hội.”

Những ví dụ về sự sáng tạo phá hủy

Những ví dụ cụ thể nhất về sự sáng tạo phá hủy có thể kể đến như:

  • Dây chuyền sản xuất, lắp ráp của ông chủ Henry Ford đã cách mạng hóa mạnh mẽ việc sản xuất xe ô tô và rất nhiều những nhóm ngành sản xuất khác, nhưng nó cũng đã thay thế cho những thị trường truyền thống cũ và khiến cho nhiều người lao động bị mất việc. Lợi ích của dây chuyền sản xuất là giảm chi phí lao động bởi vì những người làm lao động phổ thông sẽ được đào tạo để làm những nhiệm vụ cụ thể chứ không phải là tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất tạo ra một sản phẩm. Điều này cũng giúp người lao động giảm bớt sự vất vả trong công việc.
  • Internet có lẽ là ví dụ có tính bao quát, rõ ràng nhất về sự hủy diệt mang tính chất sáng tạo trong kỷ nguyên khoa học kỹ thuật của chúng ta. Những người thua cuộc không chỉ dừng lại là những nhân viên bán lẻ và các ông chủ cửa hàng kinh doanh, chủ nhà hàng, mà còn là những giao dịch viên ngân hàng, trợ lý, thư ký, các đại lý du lịch và cả tài xế taxi.
  • Những người chiến thắng trong sự sáng tạo phá hủy, ngoài những lập trình viên, cũng có thể có số đông không kém những người phải chịu đựng những sự thất bại cay đắng. Ngành công nghiệp nghệ thuật, giải trí giờ đây đã bị đảo lộn bởi internet khi có sự xuất hiện của những ngôi sao mạng, thần tượng ảo, thế nhưng nhu cầu về tài năng và những sản phẩm văn hóa sáng tạo vẫn giống như cũ hoặc là thậm chí còn tăng lên vì khán giả ngày càng khắt khe hơn. Internet đã phá hủy rất nhiều doanh nghiệp công ty, nhỏ nhưng cũng tạo ra rất nhiều doanh nghiệp mới hoạt động trực tuyến.
Sáng tạo phá hủy sẽ cải tiến những cách vận hành công việc truyền thống

Ý nghĩa cốt lõi của Sáng tạo phá hủy là gì? Đó chính là quá trình tiến hóa thưởng cho những sự cải tiến, phát triển, đổi mới và sự trừng phạt dành cho những cách thức phân phối tài nguyên có tính kém hiệu quả hơn.

Bùi Bích Hạnh

Giấy phép MXH số 95/GP - BTTTT do Bộ Thông tin truyền thông cấp ngày 24/03/2023
Tổ chức quản lý trang mạng xã hội: Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land - Địa chỉ liên lạc: Tầng 5 Tòa nhà 97 - 99 Láng Hạ, phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 02462538566 - Email: contact@meeyland.com - Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Hoàng Mai Chung